Quy định phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt hành chính tương ứng với mỗi loại phương tiện khác nhau. Cùng Phạt Nguội App tìm hiểu chi tiết về các mức phạt của luật giao thông mới nhất trong bài viết dưới đây.
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng xác định như thế nào?
Trong luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn vàng và đèn đỏ có ý nghĩa là các phương tiện phải dừng lại và cấm di chuyển. Khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng và đỏ, tài xế phải dừng xe ngay trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng, người điều khiển phương tiện cần dừng lại trước tín hiệu đèn theo hướng di chuyển của mình.
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ cần hình ảnh làm bằng chứng không?
Bạn đã có đáp án cho câu hỏi ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu, ắt hẳn cũng tò mò về vấn đề check phạt lỗi này. Dựa theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định:
Chỉ một số lỗi vi phạm giao thông, cơ quan chức năng bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển xe vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản, đưa ra quyết định xử phạt. Cụ thể gồm:
- Lỗi chạy quá tốc độ.
- Một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera,…
Nếu đèn giao thông chuyển đèn vàng hoặc đỏ mà người điều khiển không dừng lại mà vẫn tiếp tục đi thì tài xế đã vi phạm luật giao thông. Đây là hành vi bị cấm và người vi phạm sẽ bị xử phạt. Hành vi này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả bản thân người lái xe và những người xung quanh. Đã có không ít trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình vượt đèn đỏ, đèn vàng và gây ra tai nạn giao thông.
Các quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với các loại phương tiện
Mức phạt đối với ô tô
Theo quy định tại điểm a Khoản 5, cùng với điểm b và c Khoản 11 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cũng như điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người lái xe ô tô và các phương tiện tương tự nếu vi phạm bằng cách vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng sẽ bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Nặng hơn, trong trường hợp gây tai nạn giao thông, thời gian tước quyền sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tháng.
Đối với xe máy, xe mô tô
Những người điều khiển mô tô và xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) nếu vi phạm bằng cách vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Điều này được quy định tại điểm e, khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cùng với điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo
Người lái máy kéo và xe máy chuyên dụng nếu vi phạm sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, họ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dụng) trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Nếu gây ra tai nạn, thời gian tước quyền sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng này được quy định theo điểm đ Khoản 5, điểm a,b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cùng với điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Những trường hợp vượt đèn không bị phạt
Có hiệu lệnh được phép đi từ cảnh sát giao thông: Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông, di chuyển trên đường sẽ phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển. Kể cả khi có biển báo hoặc trái với tín hiệu đèn mà có hiệu lệnh cho phép đi thì bạn có thể vượt đèn đỏ, đèn vàng mà không sợ bị phạt.
Có biển báo hoặc đèn tín hiệu cho phép đi: Khi có biển báo phụ cho phép hoặc tín hiệu ưu tiên, người đi đường có thể rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng mặc dù đèn đang phát tín hiệu đỏ hoặc vàng:
- Đèn tín hiệu ưu tiên sáng lắp kèm theo đèn giao thông thường chuyển sang màu xanh, các phương tiện có thể rẽ trái, phải theo hướng chỉ dẫn của mũi tên.
- Có biển phụ đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe thực hiện các hành động tương tự khi đèn đỏ.
Lưu ý: Cần nhường đường cho các phương tiện khác từ các hướng được phép lưu thông và dành sự ưu tiên cho người đi bộ qua đường.
Với các xe được ưu tiên đang làm nhiệm vụ: Những loại xe dưới đây sẽ được ưu tiên vượt đèn không cần theo quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng bao gồm:
- Xe công an, xe quân đội đi làm nhiệm vụ, đoàn xe cảnh sát.
- Xe chữa cháy trên đường thực hiện nhiệm vụ.
- Xe cứu thương trên đường thực hiện nhiệm vụ.
- Đoàn xe đi đưa tang.
- Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục các sự cố về thiên tai, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Những xe được ưu tiên này khi làm nhiệm vụ khẩn, cần nhường đường phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định và không cần tuân thủ luật giao thông.
Vượt đèn đỏ có bị phạt nguội không ?
Một số lỗi người điều khiển ô tô thường vi phạm phạt nguội, như: Vượt đèn đỏ; đi không đúng phần đường, làn đường; chạy quá tốc độ; không bật xi nhan khi chuyển làn… Theo quy định hiện hành, nếu sau 20 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng gửi thông báo phạt nguội mà người vi phạm không đến giải quyết thì phương tiện sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và sau đó xe sẽ bị từ chối đăng kiểm khi đến hạn.
Nếu vượt đèn đỏ, vàng kiểm tra phạt nguội ở đâu ?
- Bước 1: Truy cập trang chủ của website phatnguoi.app
- Bước 2: Chọn loại phương tiện (ô tô, xe máy hoặc xe điện) và nhập biển số xe vào ô tra cứu.
- Bước 3: Nhấn nút “Tra ngay” để hệ thống tiến hành kiểm tra các vi phạm.
- Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình gồm các lỗi vi phạm và thông tin chi tiết liên quan.
Vượt đèn vàng có bị xem là lỗi và xử phạt không?
Tại khoản 3 Điều 10 thì người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nếu thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu nhấp nháy) thì người điều khiển phương tiện cần phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp đã đi quá vạch. Bởi vì đèn vàng là tín hiệu sự thay đổi từ từ đèn xanh sang đèn đỏ. Do đó người tham gia giao thông cần điều khiển phương tiện thật chậm để sẵn sàng dừng lại khi đèn chuyển đỏ. Tốt nhất khi thấy đèn vàng, mọi người nên giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trường hợp tín hiệu đèn vàng đã bật sáng mà người điều khiển phương tiện cố tình vượt lên sẽ bị CSGT bắt lỗi và xử phạt:
- Đối với xe đạp: Mức phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng;
- Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Mức phạt hành chính từ 600.000 – 1.000.000 đồng;
- Đối với xe ô tô: Mức phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ để rẽ phải có bị phạt không?
Lỗi này sẽ không bị phạt nếu ở ngã 4 đó có biển báo “Đèn đỏ được phép rẽ phải”. Trường hợp ngã 4 đó không dán biển mà chủ xe vẫn cố tình rẽ phải sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông và bị phạt hành chính như bình thường. Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 quy định:
Tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, màu đỏ là cấm đi còn màu vàng là dừng lại trước vạch dừng.
Trường hợp có biển phụ “Cho phép rẽ phải khi đèn đỏ” thì người điều khiển phương tiện được quyền rẽ phải. Nếu không có biển báo, người lái phải chấp hành theo đúng tín hiệu của đèn giao thông.
Tạm kết
Trên đây là những quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng mà bạn cần nắm rõ để không vi phạm và bị xử phạt. Hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng tiềm ẩn những nguy hiểm không ngờ tới. Do đó, người tham gia giao thông cần lưu ý, nâng cao an toàn cho bản thân, những người xung quanh. Hãy thường xuyên tra cứu phạt nguội mỗi ngày để tránh tình trạng tiền mất tật mang các bạn nhé. Chúc các bạn lái xe an toàn.