Bằng lái xe hạng B1, B2, C là gì?

Ý nghĩa các bằng lái xe

Việc sở hữu bằng lái xe là điều kiện bắt buộc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Trong đó, bằng lái xe hạng B1, B2 và C là những loại bằng rất thông dụng ở Việt Nam, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại bằng này. Vậy bằng lái xe hạng B1, B2, C là gì và làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng Phạt Nguội App tìm hiểu và phân biệt ba loại bằng lái xe này qua bài viết dưới đây.

Đọc thêm:

  1. Các biển báo cấm nên biết
  2. Cảnh báo tốc độ trên Google Maps
  3. Cách sử dụng camera hành trình
Bằng lái xe hạng B1, B2, C
Bằng lái xe hạng B1, B2, C

Bằng lái xe hạng B1, B2, C là gì?

Theo Luật Giao thông Đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng B1, B2 và C đều thuộc nhóm bằng lái xe ô tô, nhưng được phân biệt dựa trên loại phương tiện và mục đích sử dụng.

  1. Bằng lái xe hạng B1: Được chia làm hai loại là B1 số tự động và B1 số sàn.
  2. B1 số tự động: Cho phép điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như xe ô tô 4 – 9 chỗ số tự động, xe tải số tự động có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe ô tô dành cho người khuyết tật.
  3. B1 số sàn: Điều khiển được xe ô tô 4 – 9 chỗ cả số sàn và số tự động, nhưng vẫn không được phép hành nghề lái xe.
  4. Bằng lái xe hạng B2: Được cấp cho người hành nghề lái xe. Loại bằng này cho phép điều khiển xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn và xe ô tô dưới 9 chỗ, bao gồm cả xe số sàn và số tự động.
  5. Bằng lái xe hạng C: Dành cho người điều khiển xe tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên và các loại phương tiện quy định cho bằng B1, B2.

Phân biệt 3 loại bằng lái xe hạng B1, B2 và C

Khi đã biết bằng lái xe hạng B1, B2, C là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa 3 loại bằng lái xe này như sau:

Loại phương tiện được điều khiển

Hạng B1 số tự động: Loại bằng này được cấp cho những người không hành nghề lái xe và cho phép điều khiển các loại xe:

  • Xe ô tô số tự động chở người với tối đa 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái).
  • Xe tải số tự động, bao gồm cả xe tải chuyên dụng, có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
  • Xe ô tô dành cho người khuyết tật.

Hạng B1 (số sàn và số tự động): Cũng dành cho người không hành nghề lái xe nhưng cho phép điều khiển các phương tiện:

  • Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi của người lái.
  • Xe tải, bao gồm cả xe tải chuyên dụng, có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
  • Ô tô đầu kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Hạng B2: Đây là loại bằng dành cho những người hành nghề lái xe, cho phép điều khiển:

  • Các loại xe ô tô, xe tải chuyên dụng có trọng tải dưới 3,5 tấn.
  • Các loại phương tiện quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.

Hạng C: Dành cho người điều khiển các phương tiện vận tải hạng nặng, bao gồm:

  • Xe tải, kể cả xe tải chuyên dụng và các loại ô tô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên.
  • Ô tô đầu kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
  • Các loại xe được phép lái theo quy định của giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

Điều kiện thi cấp bằng lái xe

Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng B1, B2, và C yêu cầu các cá nhân đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Quốc tịch và tình trạng cư trú: Người học phải là công dân Việt Nam, hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài đang học tập hoặc làm việc tại Việt Nam cũng được phép đăng ký học và thi bằng lái.
  • Độ tuổi: Đối với bằng lái xe hạng B1 và B2, người học phải đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với bằng hạng C, yêu cầu người học phải đủ 21 tuổi.
  • Sức khỏe và trình độ: Người đăng ký thi phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và trình độ văn hóa theo các quy định của từng hạng bằng lái cụ thể.
Thời hạn đổi bằng lái xe B1, B2, C, xe máy A1, A2 cập nhật năm 2024
Thời hạn đổi bằng lái xe B1, B2, C, xe máy A1, A2 cập nhật năm 2024

Thời hạn sử dụng bằng lái xe

Thời hạn sử dụng của các hạng giấy phép lái xe được quy định khác nhau, tùy thuộc vào từng loại bằng. Cụ thể:

  • Giấy phép lái xe hạng B1: Theo Thông tư 48 của Bộ Giao thông – Vận tải, bằng lái xe hạng B1 dành cho người điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 3,5 tấn (không kinh doanh vận tải) có thời hạn đến khi người lái đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Nếu người lái xe (đối với nữ) trên 45 tuổi hoặc trên 50 tuổi (đối với nam) thì giấy phép được cấp có thời hạn là 10 năm (kể từ ngày cấp).
  • Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng lái xe hạng B2 có thời hạn cố định là 10 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, người lái không cần thi lại sát hạch mà chỉ cần nộp hồ sơ gia hạn để tiếp tục sử dụng.
  • Giấy phép lái xe hạng C: Thời hạn cho bằng lái xe hạng C là 5 năm (kể từ ngày cấp bằng).

Bằng lái xe hạng B1, B2, C đều có những điểm khác biệt rõ ràng về mục đích sử dụng, phương tiện được phép điều khiển, thời hạn sử dụng và độ tuổi học/thi cấp bằng. Hy vọng qua những thông tin mà Phạt Nguội App chia sẻ phía trên, bạn đã nắm rõ bằng lái xe hạng B1, B2, C là gì và có thể lựa chọn cho mình loại bằng phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm các thông tin về phạt nguội một cách nhanh và chuẩn xác nhất, hãy truy cập website tra cứu phạt nguội Phatnguoi.app để tra cứu.

Bài viết thuộc chuyên mục BlogCập nhật lần cuối: 02/12/2024 bởi Trần Hùng

Có thể bạn chưa xem: