Độ xe là sở thích cá nhân đã trở thành một trào lưu đường phố phổ biến trong cộng đồng yêu xe cộ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết liệu độ xe có bị phạt không và việc độ xe có nguy hiểm khi tham gia giao thông không? Trong bài viết dưới đây, Check Phạt Nguội sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết.
Đọc thêm:
- Top 3 trang tra cứu phạt nguội uyn tín
- Các loại biển báo cấm mà bạn nên biết
- Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp
Độ xe là như thế nào?
Độ xe là quá trình điều chỉnh, thay đổi các bộ phận cũng như tính năng của một chiếc xe nhằm tối ưu hóa hiệu suất, thẩm mỹ và trải nghiệm lái. Việc độ xe có thể bao gồm các thay đổi như: nâng cấp công suất động cơ, cải thiện hệ thống giảm xóc và phanh, sửa đổi ngoại thất và nội thất, lắp đặt hệ thống âm thanh chất lượng cao,… cùng với nhiều phụ kiện khác.
Tùy vào nhu cầu và sở thích của chủ xe, họ có thể độ xe theo nhiều cách khác nhau. Một số người muốn tăng cường sức mạnh để có cảm giác lái phấn khích hơn. Trong khi đó, người khác lại muốn nâng cấp ngoại hình để tạo dấu ấn cá nhân cho chiếc xe của mình.
Theo quy định độ xe có bị phạt không?
Đi xe độ có bị phạt không?
Để trả lời được câu hỏi này thì bạn cần nắm rõ Luật giao thông đường bộ. Trên thực tế, theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, xe đã độ có thể bị xử phạt và cấm tham gia giao thông nếu:
- Xe độ không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Người lái xe hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Chủ phương tiện tạm thời thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe đạt chuẩn khi kiểm định.
- Sử dụng phụ kiện cho xe không đúng loại với thiết kế hoặc thêm phụ kiện âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông.
- Các loại xe ô tô tự ý cải tạo thành loại xe chở khách không đúng quy định, thay đổi kết cấu và hệ thống của xe so với thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
Xử phạt đối với xe máy độ
Khi đã giải đáp được thắc mắc độ xe có bị phạt không thì bạn cũng cần biết về mức phạt khi sử dụng xe máy độ vi phạm quy định. Mức xử phạt đối với chủ xe vi phạm quy định về giao thông đường bộ theo Khoản 5 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) được quy định như sau:
Đối với chủ sở hữu xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự, nếu vi phạm một trong các quy định, mức phạt tiền có thể dao động từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trong trường hợp vi phạm xảy ra do tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp đôi, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng, áp dụng cho các hành vi vi phạm cụ thể sau:
- Tự ý tác động lên xe: cắt, hàn, đục lại khung trái quy định.
- Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo giấy tờ đăng ký xe.
- Thay đổi khung, hình dáng, kích thước hay đặc tính của xe.
- Có dấu hiệu khai báo không đúng hoặc làm giả tài liệu, giấy tờ khi làm thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe.
- Giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.
- Chống đối, không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký, biển số xe.
- Sử dụng phương tiện không có giấy tờ đăng ký xe hoặc đã hết hạn sử dụng, xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời đã hết hạn.
- Thay đổi biển số xe trái với quy định.
- Sử dụng phương tiện không có biển số xe hoặc gắn biển số xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Xử phạt đối với xe ô tô độ
Rất nhiều người cũng băn khoăn rằng sử dụng ô tô độ xe có bị phạt không. Theo luật, các cá nhân vi phạm quy định về độ xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng. Nếu hành vi vi phạm được thực hiện bởi tổ chức, chủ sở hữu ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng và các loại xe tương tự có thể bị phạt từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt có thể dao động từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 12.000.000 đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức, nếu thực hiện một trong các hành vi trái phạm quy định như sau:
- Tự ý thay đổi kết cấu xe, mở rộng, cải tạo xe ô tô thành xe chở khách.
- Thay đổi thành khung xe, động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động hoặc cải tạo kích thước, hình dáng không đúng với thiết kế ban đầu như hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe. Tự ý thay đổi tính năng sử dụng xe , lắp thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe sau hoặc container trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Nên độ xe như thế nào để không bị phạt?
Việc độ xe theo sở thích sẽ không trái quy định nếu bạn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật của loại xe đó. Miễn là không ảnh hưởng đến sự an toàn khi sử dụng và chất lượng xe, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa để tăng tính thẩm mỹ cho phương tiện của mình.
Nếu bạn muốn thay đổi hoặc thêm các phụ kiện phần ngoài của xe mà vẫn đảm bảo an toàn và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, bạn sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, việc can thiệp vào hệ thống làm mát của động cơ để tăng công suất, hay thay đổi hình dáng, kích thước, màu sơn, lốp và vành xe không đúng tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt.
Cách tra cứu lỗi phạt nguội trực tuyến mà bạn nên check
- Bước 1: Vào trang chính của trang web tra cứu phạt nguội toàn quốc phatnguoi.app
- Bước 2: Lựa chọn phương tiện cần tra cứu
- Bước 3: Nhập biển số.
- Bước 4: Hệ thống kiểm tra sau đó hiển thị kết quả tra cứu trên màn hình (lỗi vi phạm, vị trí vi phạm, tình trạng nộp phạt, mức phạt quy định,…).
Tạm kết
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc độ xe có bị phạt không. Khi lưu thông trên đường, nếu vi phạm, bạn không những bị phạt trực tiếp bởi lực lượng chức năng mà còn có thể bị phạt nguội. Để tra cứu phạt nguội chính xác, truy cập ngay Phatnguoi.app để kiểm tra nhanh nhất.