Tra Cứu Phạt Nguội Ô Tô - Xe Máy

Nhập vào biển số xe hợp lệ, ví dụ: 30A12345
Tra cứu phạt nguội là việc làm quan trọng và cần thiết của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Trang web Phatnguoi.app sẽ giúp các bác tài chủ động check phạt nguội online, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

3 tính năng chính trên PhatNguoi.APP

  1. Tra cứu, kiểm tra phạt nguội ô tô, xe máy, xe tải trên toàn quốc
  2. Kết qủa phạt nguội có đầy đủ thông tin: thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi + lỗi vi phạm, đơn vị phát hiện, và thông tin chi tiết nơi để bạn có thể liên hệ giải quyết vụ việc.
  3. Chúng tôi có nguồn dữ liệu kiểm tra phạt nguội chính xác, luôn được cập nhật hàng tháng và mới nhất 2024.

Cách tra cứu phạt nguội online đơn giản nhất

Để tra cứu phạt nguội ô tô và các phương tiện khác các bạn thực hiện theo 3 bước sau:
  1. Truy cập địa chỉ: https://phatnguoi.app
  2. Nhập biển số xe cần check phạt nguội
  3. Bấm KIỂM TRA NGAY và xem kết quả

Câu hỏi thường gặp

PhatNguoi.App là trang web tra cứu phạt nguội ô tô trực tuyến miễn phí.

Nguồn dữ liệu được chúng tôi lấy từ Cổng thông tin điện tử Cục Cảnh sát giao thông (csgt.vn) và Cục Đăng Kiểm và được update liên tục theo từng tháng nên các bạn yên tâm về độ uy tín và chính xác.

Bên cạnh đó, trên PhatNguoi.APP bạn còn có thể tra cứu các mức phạt khi vi phạm lỗi, các lỗi vi phạm phổ biến từ đó có thể chủ động hơn trong việc tham gia giao thông. Đây là điều mà bạn khó tìm thấy trên các website khác

Theo dõi hoạt động của chúng tôi trên MXH:

Về quy trình phạt nguội, có thể hình dung theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thu thập hình ảnh vi phạm (từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc từ tổ chức, cá nhân cung cấp...)
  • Bước 2: Trích xuất hình ảnh.
  • Bước 3: Lập hồ sơ vi phạm, in thông báo.
  • Bước 4: Phát hành thông báo cho chủ phương tiện.
  • Bước 5: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm.
  • Bước 6: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ.

Tại bước 5 người vi phạm/chủ phương tiện cầu lưu ý những điều sau khi đến trụ sở CSGT phối hợp giải quyết vụ việc:

  • Một là, người vi phạm/chủ phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ gồm: Thông báo vi phạm; giấy tờ liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện vi phạm.
  • Hai là, nộp các giấy tờ liên quan cho cán bộ tiếp dân và đợi gọi tên theo thứ tự.
  • Ba là, cán bộ tiếp dân cho người vi phạm xem lại hình ảnh phương tiện vi phạm, người vi phạm xác nhận đúng lỗi. Cán bộ CSGT lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt.
  • Bốn là, người vi phạm nhận quyết định xử phạt và đến địa điểm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt (hoặc nộp qua bưu điện thu hộ).
  • Năm là, sau khi nộp phạt, người vi phạm nộp Biên lai cho cán bộ tiếp dân và nhận lại giấy tờ bị tạm giữ.

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/NĐ-CP ngày 29/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nếu chủ phương tiện không đến phối hợp giải quyết vụ việc vi phạm theo thông báo của Phòng CSGT ĐB-ĐS, thì Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.

Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.

Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.

Chúng ta có mấy cách nộp phạt nguội nhanh chóng như sau

1. Nộp phạt tại chỗ cho CSGT

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn.

2. Nộp phạt thông qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản được ghi rõ trong biên bản vi phạm giao thông.

Nếu quá thời hạn 10 ngày mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/tổ chức đó phải chịu mức lãi suất trả chậm là 0,05% tổng số tiền phạt phải nộp.

3. Nộp phạt thông qua ngân hàng

Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/tổ chức cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà cá nhân/tổ chức đang sử dụng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc bất cứ hình thức thanh toán điện tử tương ứng nào của ngân hàng)
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt của bạn vào ngân sách nhà nước.
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.
  • - Nếu kiểm tra phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đầy đủ và kịp thời.

    - Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo chưa thực hiện thành công giao dịch cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.

4. Nộp phạt thông qua bưu điện

Thỏa thuận số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:

  • Sau khi đã đăng ký với lực lượng cảnh sát giao thông về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/tổ chức vi phạm phải đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.
  • Cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ nhận lại số giấy tờ bị tạm giữ bởi cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh lân cận). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm (miễn phí).

5. Nộp phạt theo hình thức online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Sau khi kiểm tra phạt nguội đã ra thông báo vi phạm thì các bước thực hiện việc nộp phạt nguội vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

  • Bước 1: Truy cập https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html, chọn vào mục “Thanh toán trực tuyến”.
  • Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Bước 3: Chọn vào mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.
  • Bước 4: Có 2 cách để tra cứu phạt nguội:
  • - Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của cá nhân/tổ chức vi phạm)

    - Cách 2: Chọn “Tra cứu theo biên bản vi phạm” và nhập các thông tin cá nhân tương ứng.

  • Bước 5: Sau khi đã nhập các thông tin đầy đủ theo yêu cầu, người vi phạm chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo đúng hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

Việc kiểm tra phạt nguội sau thời gian bao lâu hiện chưa được quy định cụ thể, bởi điều này phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm đó bị phát hiện sau bao lâu kể từ lúc thực hiện.

Có trường hợp sẽ thấy kết quả sau khi vi phạm 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới 30 ngày

Không. Chúng tôi không cung cấp hoặc bán API tra cứu phạt nguội. Bạn có thể liên hệ: CSGT.VN hay PhatNguoi.Com hoặc CheckPhatNguoi.Vn